Tin mới cập nhật
- PHÁT ĐỘNG CUỘC THI SÁNG TÁC BIỂU TRƯNG (LOGO) THIẾT KẾ SẢN PHẨM LƯU NIỆM, QUÀ TẶNG DU LỊCH VÀ ẢNH ĐẸP QUẢNG YÊN XƯA VÀ NAY!
- Khai hội truyền thống Bạch Đằng
- Bảo tồn, phát huy giá trị đặc biệt của di tích Bạch Đằng
- Tiến sĩ Jun Kimura (Nhật Bản): "Chiến thắng Bạch Đằng mang tầm thế giới, nghiên cứu khu di tích này là điều đáng làm!"
- RỰC RỠ SẮC XUÂN TẠI PHỐ ẨM THỰC "SÔNG CHANH BẾN NGỰ"!
Video
Liên kết website
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Tổng cục du lịch
Ban xúc tiến đầu tư QN
Du lịch Hạ Long:
Cổng TTĐT thị xã Quảng Yên:
Báo Quảng Ninh:
Khu du lịch Tuần Châu:
Du lịch đảo Cô Tô:
Thống kê Website







![]() | Hôm nay | 425 |
![]() | Hôm qua | 399 |
![]() | Tuần này | 824 |
![]() | Tuần trước | 1985 |
![]() | Tháng này | 3101 |
![]() | Tháng trước | 8754 |
![]() | Lượt truy cập thứ | 240060 |
Hội làng (Lễ Đại kỳ phước) |
Lễ hội Đại kỳ phước diễn ra 4 ngày: 24 - 25 - 26 và 27 tháng 11 hàng năm. Đây là lễ hội tạ ơn Thần Hoàng, Thần Nông, Thổ Địa đã ban phúc cho dân làng một năm mùa màng được phong đăng hoà cốc, dân chúng trong làng được mạnh khoẻ, bình yên. Trong ba ngày lễ hội thì ngày 25 là ngày chính hội. Theo các cụ trong làng kể lại vì đó là ngày dân làng đón nhận danh hiệu "An Hưng nghĩa dân" doTriều đình phong thường ( ở thị xã Quảng Yên các làng cổ ngày xa hàng năm thường tổ chức lễ hội Đại kỳ phước. Thường thì khoảng một tháng trước kỳ lễ hội, các chức dịch trong làng cùng với các tiên thứ chỉ ra đình họp bàn tổ chức lễ hội, chọn người chủ tế và phân công người viết văn tế, phân công các quan viên trong đoàn tế, chọn và phân công hai đoàn phù giá nam và phù giá nữ. Chủ tế ở làng Yên Giang thường là lý trưởng hoặc là chánh hương trưởng của xã. Nếu là tiên thứ chỉ thì phải là người đức độ, vợ chồng song toàn, con cái phương trưởng có nếp có tẻ, gia đình không có tang trở. Trang phục của chủ tế có thêu thêm hình con cò, mặt trăng và cành trúc ở phía sau, khăn và giày như các quan viên tế khác. Có những năm, người có chức sắc cao làm chủ tế thì ăn mặc lễ phục theo phẩm trật được triều đình tấn phong (áo thụng có hoa văn khác, mũ cánh chuồn - đeo thẻ ngà hoặc 2 tay cầm hốt chân đi hia khi hành lễ). Người viết và đọc văn tế phải là Tiên thứ chỉ trong làng. Các quan viên tế khác chọn người khoẻ mạnh từ hàng "lão nhiêu" trở lên. Tất cả mặc áo thụng xanh, quần trắng, đi giầy gia định, đầu quấn khăn lượt hoặc khăn xếp (khăn xếp sau này mới có, thay cho khăn lượt quấn rất cầu kỳ mất nhiều thời gian). Hai đội phù giá nam và nữ, nhất thiết phải là trai cha có vợ, gái cha có chồng và không bị tiếng xấu. Nam nữ phù giá đều mặc quần chùng áo dài tứ thân, lưng thắt đai nhiễu màu đỏ, nam đầu đội khăn xếp, nữ đầu quấn khăn nhung. Cả nam nữ đều chít trên khăn một đai ngang có chữ thêu bằng kim tuyến trong khung chữ nhật, hàng chữ Nho: "An Hưng khánh giá hội". Nam và nữ đều đi giày vải. Hai đội phù giá làm nhiệm vụ khiêng kiệu, cầm cờ thần, làm dân binh, cầm bát bửu,và các khí cụ khác. Nam phù giá được phân công ở đội dân binh, dội nón nhỏ, mặc áo Lậu đỏ, chân quấn xà cạp, chân di giày vải, cầm các vũ khí thời Trần. Còn nam phù giá khiêng kiệu bát cống, khiêng hương án thường mặc áo dài đen, quần trắng, đầu đội khăn xếp gắn bản thêu kim tuyến “ An Hưng Khánh giá hội”, lưng thắt nhiễu đỏ có mối thắt nh hình hoa thả dài phía sườn trái. Nữ phù giá mang cờ thần, khiêng kiệu long đình, mỗi kiệu bốn người, mặc áo dài tứ thân, quần thâm, đầu vấn khăn, lưng thắt dải màu xanh, màu dỏ, hoặc màu cánh sen, màu hoa lý. Phường bát âm có đủ nhạc khí: Trống cơm, đàn, sáo, nhị, hồ, thanh la, não bạt. Phường bát âm mặc quần chùng, áo dài, khăn xếp, đai màu. Đội xênh tiền - đội nữ - cũng quần chùng áo dài, vấn khăn, thắt đai. Đội mõ lộn: thường có tám thiếu niên đợc lựa chọn: áo ngắn - quần xà lỏn, đội khăn mỏ dìu, thắt đai bằng lụa đỏ. Tất cả những ngời có vai trong trong lễ hội đều phải giữ mình thanh sạch từ 15 tháng 11 (trước 10 ngày). Đây là một yêu cầu nghiêm ngặt. Bản thân những người này cũng sợ bị "Thánh phạt" nên rất tự giác giữ gìn. Năm nào cũng vậy, sáng 24 tháng 11 Âm lịch, rước kiệu thần từ đền thờ Trần Hưng Đạo về đình Yên Giang nơi thờ Ngài là Thần Hoàng và tế yên vị cũng là tế yết. Ngày 25 - Tế lễ chính ở đình (về nghi lễ tế - xem phần nghi lễ tế thần ở đình, đền, miếu). Ngày 26 - Tế tạ ở đình. Ngày 27 - Làm lễ và rước kiệu thần từ đình Yên Giang trở về đền Trần Hưng Đạo và làm lễ yên vị tượng - kết thúc bốn ngày lễ hội. Để tiến hành tế lễ và rước kiệu thần, xã tổ chức một đội tế nam. Trong bốn ngày lễ hội đều tổ chức các trò thi đánh vật, thi đánh đu cờ thẻ, thi chọi gà có giải, tổ chức chơi tam cúc điếm, tổ tôm điếm, (hai trò chơi này đều có bốn điếm quân – một điếm cái trang trí đẹp - có trống nhỏ cho người chơi gõ hiệu ăn quân, phỗng bài, hoặc ù ván bài… mỗi loại có nhịp lệnh riêng. Nếu người chơi đánh lầm nhịp lệnh sẽ bị hội chơi bắt đền theo quy định. Tổ tôm điếm và Tam cúc điếm có người rao bài theo diễn biến của ván bài bằng văn vần, tiếng rao bổng trầm như hát, cuốn hút rất đông người. Ngoài ra còn các trò vui: tách xoè đĩa, ném vòng cổ chai, ném vòng cổ vịt, bắn tên, chơi cò quay ăn kẹo theo số, chơi con quay thò lò bốn mặt (mỗi mặt là hình vẽ một con vật: ếch, cá, tôm, cua - đánh con nào, khi con quay đổ, đúng con ấy là được). Các trò vui đầy đủ nhất vào ngày 25 - 26 thu hút được các tầng lớp, các lứa tuổi. Trong suốt thời gian lễ hội lúc nào cũng đông người. Buổi tối ngày chính hội xã thường thuê đoàn tuồng hoặc chèo về diễn tích cổ cho dân xã xem. Những buổi tối khác, thường thuê ả đào đến hát ca trù, hát văn, hẹp trong đình cho các chức sắc lớn trong xã thưởng thức. Sắm sửa lễ phẩm là việc rất quan trọng của lễ hội Đại kỳ phước. Mỗi con trai trong làng khi 16 tuổi có lễ "vào làng" được gọi là một "suất đinh", được chia phần lộc Thánh, được "vào làng ăn ruộng" thì được chia ba sào công điền gọi là lễ vào đám. Lễ phẩm vào đám gồm: - Một con lợn cân móc hàm từ 70 đến 100 kg. - Một ván xôi. - Một mâm ngũ quả lớn, tính theo số lượng quả. Xã Yên Hưng cổ có 2 giáp là giáp Nam và giáp Bấc. Mỗi lễ hội xã gọi đám theo giáp. Ông chủ giáp gọi đám đến các suất đinh trong mỗi giáp, vào ngày lễ hội của năm trước. Chủ giáp cũng là người theo dõi, nhắc nhở việc chuẩn bị lễ phẩm của người được gọi đám. Mỗi giáp thường gọi 5 người (toàn xã 10 người). Người được gọi đám phải chọn mua đực giống về nuôi gọi là lợn "ông bồ". Vệ sinh chuồng, tắm rửa cho lợn, thức ăn nuôi dưỡng theo cách chăm sóc đặc biệt. Khi lợn ốm phải lên đình làm lễ xin "Thánh phù hộ" cho lợn khỏi. Đồ xôi phải chọn giống nếp hoa vàng gieo cấy, không lẫn các hạt giống khác. Khi gặt về phải tuốt từng bông tiếp tục loại ra những bông lúa xấu. Giã gạo đám, ngời ta thường cho lá rau tơi hoặc lá cây cơm nếp và ít hạt thầu dầu vào để gạo đủ trắng xanh và bóng sàng sẩy gạo nhiều lần, lấy những hạt gạo hầu nh còn nguyên vẹn. Người ta kén người thổi xôi khéo, chỉ giao riêng cho ngời ấy, tránh người khác nhúng tay, sợ xôi bị "hấy" (có chỗ bị sống) vì "ganh vía" (!) Nhà đám phải cậy cục đặt mua để bày mâm ngũ quả, chủ yếu là cam chuối. 3 loại khác số lợng ít hơn để dễ chia phần. Các nhà đám phải bày trong mâm ngũ quả trong ngày 23 (trớc khai hội một ngày). Xôi đắp thành khối trên bàn hình chữ nhật, lót lá chuối. Lợn làm lông cạo trắng, mổ đặt nằm xoãi trên bàn hình chữ nhật, mặt lợn phủ mỡ chài. Lòng, tim gan luộc chín bày lên mâm thau, đậy lồng bàn, đặt trên lưng lợn. Mỗi ngày, tế xong Ban khánh lễ cùng đại diện 2 giáp chấm thi, ghi nhận số điểm cho lợn, xôi, hoa quả của nhà đám hôm đó. Sau 3 ngày chấm, họ tập hợp điểm, công bố phát ba giải nhất cho ba loại lễ phẩm trên. Sau khi chấm, công bố thưởng, làng cân mỗi con lợn cắt lấy 40kg. Mỗi bàn xôi cân lấy 100kg. Còn thừa bao nhiêu trả lại cho nhà đám. Không bao giờ xảy ra trờng hợp để thiếu cân. Riêng mâm ngũ quả để nguyên (không bớt cho nhà đám). Tất cả được chuyển về giáp. Ông chủ giáp thường chọn một trong 5 nhà đám ở giáp mình làm nơi chia phần và ăn cỗ đám. Tổ chia phần do chủ giáp điều hành cắt xôi, xả thịt lợn, đếm cam chuối cho đủ số suất đinh trong giáp. Mỗi gia đình có bao nhiêu suất đinh, được nhận bấy nhiêu phần. Bọn trẻ gọi nhau vác rá đi lấy phần í ới. Trong khi chờ đợi người ta chuẩn bị phần, bọn trẻ vào rạp ăn cổ đám. Cỗ trẻ con đơn giản nhưng không khí ồn ã rất vui. Ăn xong cũng là lúc chuẩn bị phần đã xong. Ông chủ giáp lần lượt gọi tên chủ gia đình, có bao nhiêu suất thì ba nưgời phụ trách ba thức chia đếm đủ bấy nhiêu suất cho trẻ lĩnh phần. Ngoài việc lĩnh phần ở giáp, các vị chức sắc còn có thêm một phần biếu của xã, thịt lợn ở phần biếu này là thịt cổ, thịt sỏ và đuôi theo quan điểm "nhất thủ, nhì vĩ". Những phần biếu này thể hiện bề bậc ngôi thứ nên được coi là rất quan trọng. Phần nhiều, ít do bề bậc cao, thấp nhưng dứt khoát mỗi phần phải có đủ: miếng tai, miếng mũi. miếng lưỡi, miếng thịt sỏ, miếng đuôi. Phải rất cẩn thận khi chia những phần "kính biếu" này để tránh ganh thị thừa, thiếu. Trong các ngày hội các vị chức sắc được ăn cỗ ở đình. Tuy sự đóng góp cho lễ hội xưa nặng nề, phức tạp, gây khó khăn cho phần lớn gia đình, nhất là những gia đình nghèo, nhưng nó tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm của mỗi gia đình được hưởng quyền lợi trên đất mình sinh sống; gắn bó tình làng, nghĩa xóm - giữa mọi người - giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hoá - lịch sử, tưởng nhớ những anh hùng có công cứu dân cứu nước. Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|